Tin tức

Kỹ thuật làm chuồng nuôi cút vừa rẻ, vừa tốn ít công sức

Mô hình nuôi chim cút mang được nhiều bà con lựa chọn, vừa giúp nâng cao cuộc sống, lại không mất quá nhiều công sức chăm sóc. Kỹ thuật làm chuồng nuôi cút khoa học, sẽ giúp nâng cao năng suất.

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi cút

Vị trí làm chuồng nuôi cút

Trong kĩ thuật làm chuồng nuôi cút, điều đầu tiên bà con nên chú ý chính là chọn vị trí thích hợp. Bởi vì là nuôi cút ở trong nhà, nên người nuôi cần phải thiết kế nhà nuôi nằm theo hướng Đông, để vừa đón được ánh nắng, đồng thời tránh bị gió lùa.

Do chim cút là loài ưa khô, nên khu vực nuôi nhốt cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát, không ẩm thấp rất dễ gây bệnh. Phần mái che thì bà con có thể tận dụng được các nguyên liệu sẵn có để sử dụng, tuy nhiên tốt nhất nên sử dụng ngói hoặc tôn lạnh để che nắng mưa hiệu quả, cũng như dùng được lâu dài.

Lồng nuôi cút

Kỹ thuật làm chuồng nuôi cút rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh tế, chim cút là loài có sức đề kháng tốt, nhưng bà con cũng không được chủ quan, mà phải làm chuồng nuôi đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để cho chim cút phát triển khỏe mạnh.

Do vậy lồng nuôi cút phải đáp ứng các tiêu chí sau:

– Vật liệu: Sử dụng khung thép, vây bằng lưới thép mạ kẽm để hạn chế bị rỉ sét, bà con không nên làm chuồng bằng gỗ vì rất dễ bị mối mọt, cũng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn chim.

– Cấu tạo: Lựa chọn loại mắt lưới nhỏ để chim cút dễ di chuyển và chống chuột làm hại, các lồng được thiết kế thành nhiều tầng để nuôi được số lượng lớn, nóc lồng lót vật liệu mềm để tránh làm tổn thương đến chim cút. Lồng nuôi chim cút có chân cao khoảng 50cm, vừa cao ráo lại hạn chế các loài gây hại.

– Linh động: Lồng được lắp ghép nên sẽ di chuyển và tháo lắp đơn giản, dễ dàng mỗi khi cần thiết.

Trong đó lồng nuôi cút được chia ra thành một số loại sau đây:

– Lồng úm: Dành cho chim non dưới 10 ngày tuổi, kích thước lồng úm rất đa dạng, tùy theo diện tích nuôi để thiết kế sao cho phù hợp. Khung lồng được làm bằng thép cây, vây bằng lưới thép mạ kẽm, lồng úm có các bóng đèn để sưởi duy trì thân nhiệt cho chim non.

– Lồng hậu bị: Dành cho chim đang trong giai đoạn phát triển có độ tuổi từ 11- 30 ngày.

– Lồng cút đẻ: Các vật liệu để làm lồng cút đẻ cũng giống như lồng úm, tuy nhiên có 1 điểm khác chính là đáy lồng được làm có độ dốc để trứng lăn ra máng hứng, không bị vỡ.

Các vật dụng kèm theo chuồng

Sau khi đã làm xong chuồng nuôi cút, không thể thiếu các vật dụng cần thiết để sử dụng cho chim cút như máng đựng thức ăn được gắn ở phía ngoài lồng, có lưới che trên mặt để tránh tình trạng rơi vãi thức ăn. Máng nước uống được đặt kế bên máng thức ăn, máng hứng trứng được đặt bên ngoài lồng chim đẻ.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi cút đã phần nào giúp bà con có được những thông tin cần thiết, tạo ra những chuồng nuôi cút đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, để việc chăn nuôi trở nên hiệu quả thì bà con còn có thể mua thêm máy băm nghiền đa năng để công việc chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi đạt hiệu quả nhất. Hiện nay giá máy băm nghiền đa năng 3A đang khá phải chăng dao động từ 5,5 triệu đồng trở lên. Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để sở hữu cho mình sản phẩm tốt nhất nhé!

Bài liên quan

Mê đắm những mẫu đồng hồ thể thao Casio Baby-G trắng tinh khôi

Người mệnh Thủy nên làm nội thất thế nào?

Tác dụng của máy lọc không khí (Phần 2)

Phạm Văn Ngọc

Để lại bình luận