Muốn cho tiếng sáo hớp hồn người nghe thì phải cần đến kỹ thuật và phải tập luyện cho đến mực thành thạo.
Thổi sáo gồm các kỹ thuật quan trọng: rung, reo, đánh lưỡi, vuốt, láy, huýt, lấy hơi, giữ hơi, nén hơi.
Sáo trúc có các kỹ thuật như lấy hơi, rung hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi, nhấn hơi… các kỹ thuật bấm như ngón vuốt, ngón lướt, ngón láy… Sáo trúc có khả năng diễn tấu nhanh, linh hoạt.
- Lấy hơi : Đây là kỹ thuật đầu tiên, rất quan trọng. Biết cách lấy hơi thì hơi khoẻ, thổi được dài, thổi sáo không mệt. Cách lấy hơi này được gọi là lấy hơi bụng.
- Vuốt hơi : là thổi hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuống, đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt.
- Láy : còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm nhiều lỗ, có tác dụng làm cho nét nhạc mềm mại, nối liền nhau, không bị ngắt quãng. Láy tức là thổi phớt qua thật nhanh một âm phụ.
- Láy rền: Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều lần và thật nhanh.
Kĩ thuật láy rền có 2 thế:
Láy rền nốt rê
ta sẽ mở nốt mi và fa lần lượt nhau với tốc độ cao thì đấy gọi là láy rền( khi mở nốt fa thì đóng nốt mi và ngược lai )
Láy rền nốt son
Ta sẽ mở nốt la và si lần lượt nhau với tốc độ cao ( khi mở nốt si thì đóng nốt la và ngược lại).
- Rung : có nghĩa là thổi hơi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.
- Ðánh lưỡi : tức là dùng đầu lưỡi đóng mở để luồng hơi bị đứt đoạn khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi (không nên dùng sức của toàn lưỡi).
- Ðánh lưỡi đơn : nhờ đầu lưỡi chận hơi gần lỗ thổi để tiếng Sáo dễ kêu tròn, khi đọc ta có những tiếng tương tự như ( t ) ví dụ : đồ = tồ.
- Ðánh lưỡi kép : dùng đầu lưỡi và đuôi lưỡi. Ðầu lưỡi là chỗ đập vào răng khi nói tiếng “tô” hay “tê” Ðuôi lưỡi là chỗ chạm vào hàm trên khi ta nói “cô” hay “ka” Khi nói “tô cô” hay “tê ka” cần nói thật nhanh và ngắt ngay.
Lưu ý:
Thứ nhất: các bạn đã tập thành thục lưỡi đơn.
Thứ hai: ngón của bạn đã khá nhanh.
Thứ ba: phải có sự kiên nhẫn cao, tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh. Nên tập nhuần nhuyễn các bài tập lưỡi kép trước khi bước vào các tác phẩm.
Vì sự nôn nóng dễ dẫn đến sai lầm trong việc tập lưỡi kép, khi các bạn đã đánh lưỡi kép sai rồi, thành thói quen rồi thì việc sửa lưỡi lại cho đúng còn mất thời gian hơn nhiều so với tập đúng ngay từ đầu.
Các bạn cũng đừng đặt ra cho mình một khoảng thời gian nào là phải luyện xong lưỡi kép, như vậy sẽ tạo áp lực về tâm lý cho bạn bởi tập đánh lưỡi kép cần sự thoải mái về tâm lý và thả lỏng về cơ thể.
Nguồn: https://muasaotruc.com/danh-muc/sao-tau-dizi/
Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm:
Tổng hợp những chương trình được thiếu nhi được xem nhiều nhất