Tin tức

Mô hình làm giàu của nông dân ít đất kiếm nửa tỉ mỗi năm

Để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, hiện nay người nông dân đã tiếp cận nhiều hơn với những kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, phát triển các mô hình chăn nuôi khác nhau, giảm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Mô hình làm giàu của nông dân Nguyễn Văn Toản (45 tuổi, ở xóm 14, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một điển hình. 

Bén duyên với nghề chăn nuôi lợn rừng và quyết định khởi nghiệp với 10 con cầu tiên, sau hơn 4 năm, đến nay, mô hình làm giàu của người nông dân chân đất này đã tăng lên hơn 500 con, mỗi năm thu về nửa tỉ đồng và được nhiều hộ dân xung quanh học hỏi theo.

Trước đó, gia đình anh Toản đã làm nhiều nghề khác nhau, nhưng hiệu quả không cao. Quyết tâm không dừng lại ở đó, anh Toản đã tự lên mạng, đi tham quan và tìm hiểu mô hình giam giàu của nhiều hộ dân xung quanh. Trong một lần tình cờ biết đến mô hình chăn nuôi lợn rừng, anh nhận thấy lợn rừng này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ chịu khó, nhanh nhẹn mà anh Toản còn là một người ham học hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của những người đi trước, biến đó làm “nguồn vốn” để bắt tay chăn nuôi. 

Dù mới bắt đầu chăn nuôi nhưng đàn lợn 10 con của anh phát triển rất nhanh, mau lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, lợn rừng có tập tính sống gần gũi với tự nhiên, do đó sức đề kháng của loại vật nuôi này cũng tốt hơn. Anh Toản còn chia sẻ, nuôi lợn rừng không tốn, có thể tận dụng được lợi thế tự nhiên và nguồn thức ăn có sẵn, đặc biệt là thân cây chuối.

Thân cây chuối giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết có thể dùng để băm nhuyễn và trộn với các loại cám gạo, cám ngô, bột ngũ cốc khác để bổ sung dinh dưỡng và tăng tính ngon miêng cho lợn rừng trong mỗi bữa ăn.

“Gia đình tôi chủ yếu cho lợn ăn cây chuối, rau muống tự trồng trong vườn nhà và cũng bổ sung thêm các loại cám tự nhiên như: cám gạo, cám ngô….. nên thịt lợn luôn thơm ngon, mà chi phí thức ăn lại không đáng kể. Nhiều lúc gia đình không có lợn để bán”.

Như vậy, “chúng tôi đã tiết kiệm được một khoản chi phí lớn để mua cám công nghiệp. Mặt khác, thịt lợn rừng chắc hơn, dai, nhiều nạc, ít mỡ, cạnh tranh rất tốt trên thị trường. Nguồn thức ăn sẵn có và có thể tự sản xuất này đã giúp gia đình tôi thu về hàng trăm triệu mỗi năm”.

Với quy mô nhỏ, hàng ngày bà con có thể tự băm thân cây chuối trộn với cám cho lợn rừng ăn. Còn với quy mô trang trại, bà con nên sử dụng thiết bị máy móc hỗ trợ như máy nghiền cám từ các loại bột ngũ cốc, máy ép cám viên, đặc biệt là máy băm thái chuối vì công việc này thường chiếm nhiều thời gian và công sức nhất. Bà con có thể tin tưởng sử dụng các máy móc thiết bị của thương hiệu 3A – với những sáng chế thiết thực dành cho nông dân của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Châu. Riêng giá máy thái chuối của 3A phân phối cũng hợp lý với mức thu nhập của người nông dân. 

Anh Toản chia sẻ kỹ năng chăn nuôi lợn rừng theo mô hình trang trại hiện nay của gia đình hoàn toàn khép kín, từ kỹ thuật chọn giống, làm chuồng, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì vậy, bà con cần hiểu được tập tính của lợn rừng, xây dựng chuồng trại hợp lý, phòng bệnh chu đáo (đặc biệt là bệnh tiêu chảy)… phù hợp với thói quen của chúng. 

Với đàn lợn rừng quy mô 500 con hiện nay, trung bình mỗi năm, anh Toản cung cấp ra thị trường khoảng 300 con lợn giống loại 7 – 10kg với giá trị 1 triệu đồng/ con. Số lợn thịt cung cấp trên 400 con loại từ 30 – 40kg/ con với giá trung bình từ 4 triệu đồng/ con. Sau khi tính toán và từ toàn bộ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi được hơn 500 triệu đồng. 

Ngoài anh Toản, mô hình nuôi lợn rừng từ thân cây chuối và phụ phẩm nông nghiệp làm giàu cũng được rất nhiều nông dân áp dụng;

– Mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Ngọc Sỹ, xã Hòa Phú, huyện tây Hòa, tỉnh Phú Yên. triển khai mô hình nuôi lợn rừng lai cách đây 3 năm. Đến nay, quy mô trang trại của anh đã có trên 100 con.

Trong dịp tết nguyên đán vừa qua, gia đình anh Sỹ đã xuất bán 2 lứa, thu lãi hơn 200 triệu đồng. Nguồn thức ăn chủ yếu được gia đình tận dụng là rau, bèo, thân cây chuối…có thể xay nhỏ trộn thêm cám, ngô…

– Mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Huy  xã Cam Đường, TP Lào Cai. Thay vì sử dụng nguồn thức ăn có tỉ lệ tinh bột cao, anh đã dành 2 năm để chuẩn bị vùng trồng cỏ voi, lá chè, cây chuối, dược liệu … làm thức ăn cho lợn rừng.

Anh Huy chấp nhận thời gian nuôi kéo dài hơn gấp 1,2 – 1,5 lần bình thường nhưng lại cho sản lượng thịt cao, chắc, nhiều nạc, giá thành ổn định. Dự kiến mỗi năm anh xuất ra thị trường khoảng  1.000-1.500 con lợn rừng.

– Từ bỏ chức vụ kỹ sư ngành điện, anh Nguyễn Văn Vinh  ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, H.Ninh Phước (Ninh Thuận) cũng bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề nuôi lợn rừng lai thương phẩm sạch.  “Đặc tính heo rừng lai dễ ăn, nguồn thức ăn chính của nó thường là thân cây chuối, thân cây cỏ voi và một số phế phẩm như bã đậu nành… nên chất lượng thịt rất tốt và sạch”.

Mỗi năm, anh Vinh xuất khoảng 100 con lợn rừng giống và lợn rừng thịt, thu lãi trên 100 triệu đồng. Anh Vinh còn liên kết và giúp đỡ nhiều hộ dân xung quanh để chăn nuôi và sản xuất lợn rừng sạch, tạo đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân.

Tổng kết: Chỉ với nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có, bà con đã có thể khởi nghiệp với mô hình làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng sạch. Chúc bà con thành công!

Xem thêm: https://egiadinh.net/

 

Bài liên quan

Tiêu chí chọn giày đi trong bệnh viện bạn cần biết

Những điều khách hàng cần biết khi tìm giúp việc gia đình

Phạm Văn Ngọc

Thông cống nghẹt không khó nếu bạn biết những nguyên tắc vàng khi thông cống nghẹt

Để lại bình luận