Trồng mía là nghề lâu đời ở nước ta, mía là nguyên liệu chính và rất quan trọng trong ngành sản xuất đường hiện nay. Tuy nhiên, để trồng mía đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân cũng cần tìm hiểu và học hỏi thêm những kiến thức cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao, mời bà con tìm hiểu.
Mía là loại cây công nghệ thích nghi tốt, dễ tính, không kén đất, vậy nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào địa hành mà bố trí các rãnh mía sao cho phù hợp. Kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao cần chú ý đến những yếu tố sau:
Thời vụ
Thời điểm trồng mía thường vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa rơi vào tháng 4 – 5. Cuôi mùa mưa là khoảng tháng 9 – 11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.
- Quan tâm: Tư vấn cách chọn máy nâng mía lên xe ô tô hiệu phù hợp, hiệu quả
Đất trồng, cách làm đất
Bà con có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm sống sâu bệnh, giúp cho đất tơi xốp thông thoáng.
Để giúp đất tơi xốp, bà con cần cày sâu khoảng 30 – 40 cm (đối với đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng phèn lên), bữa kỹ, dọn cỏ rác sạch sẽ.
Chuẩn bị giống
Chọn giống là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng cây mía và sự phát triển của cây mía. Nên chọn giống có chữ đường cao và năng suất cao, một số giống tốt như ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX, .. Cần chọn hom mía không bị sâu bệnh, không lẫn giống, không bị xây xát, không quá già, và cũng không quá non. Nên chọn hom có 2 – 3 mầm tốt,
Cách đặt hom
Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, khoảng cách giữa các hom từ 10 -20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom xuống, bà con nên ấn nhẹ xuống cho đất phủ nửa thân hom, như vậy sẽ giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Còn đối với đất khô thì phủ một ít đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.
Cách chăm sóc cây mía
Hom mía cần được giữ ẩm để nhanh nảy mầm, lượng phân bón cho mía cần phụ thuộc vào đất ruộng có tốt hay không. Lượng phân bón thông thường là: 1 sào mía bón 13 – 15kg đạm, 20-25kg lân, 10-13kg kali, 300 – 350kg phân chuồng. Hoặc sử dụng các loại phân NPK uy tín trên thị trường như: NPK Agrilong, NPK chuyên mía VFS, 20-20-15+TE,.v.v…
Ngoài ra, cần bón lót 100% phân chuồng, phân lan 20% phân đạm, kali, số còn lại bón rải. Việc bón phân nên kết thúc vào thời điểm mía vươn lóng. Khi mía mọc đến 2 – 3 lá nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời trồng dặm. Mỗi vụ mía bón góc 2 – 3 lần vào lúc mía kết thúc đẻ nhánh, khi mía có 3 lóng và 6 lóng.
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ rệp, dùng thuốc
Phòng trừ sâu đục thân, dùng thuốc
Trồng những trụ cách nhau 5 mét xung quanh đám mía, rào bằng cây căng dây thành 2 – 3 hàng để hạn chế mia bị đổ ngã.
Thu hoạch
Giai đoạn thu hoạch của từng giống mía khác nhau. Bà con có thể quan sát thân cây mía để xác định mía chín hay chưa. Khi nhìn thấy thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, gốc và ngọn không chênh lệch độ ngọt nhiều là có thể thu hoạch được.
Đốn mía sát gốc, bó thành từng bó, sử dụng máy nâng mía lên xe ô tô để vận chuyển mía nhanh chóng, tránh hao hụt lượng đường.