Tin tức

Hướng dẫn chống thấm ô văng một cách hiệu quả và đơn giản

Hiểu được những tác hại vô cùng to lớn từ việc bị thấm dột, ngày nay nhiều công trình đã được trú trọng hơn trong công tác chống thấm ngay từ đầu. Thông thường người ta chỉ quan tâm đến các vị trí quan trọng như trần nhà, sân thượng, sàn nhà hay mặt tường mà thường bỏ qua những vị trí dễ bị thấm dột như máng xối, ô văng,… hoặc chống thấm không được triệt để. Do đó dẫn đến việc ngôi nhà của bạn bị thấm dột và bị xuống cấp trầm trọng. Vậy thì ô văng là gì? Có những phương pháp nào chống thấm ô văng hiệu quả mà triệt để nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Ô văng là gì và nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng thấm dột ô văng?

Ô văng (mái hắt) là một tấm mái che được đặt nằm ngay phía trên hoặc nằm ngang với lanh tô cửa sổ. Nó có nhiệm vụ là bảo vệ cửa sổ khỏi các tác động của thời tiết. Ô văng có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như bê tông cốt thép, gỗ, kính, khung thép, thép kính,… trong đó ô văng bê tông cốt thép là phổ biến nhất.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm dột ô văng có thể kể đến như sau:

Bề mặt ô văng thi công không đúng kỹ thuật, cũng như không được xử lý chống thấm dột hoặc do sử dụng những vật liệu kém chất lượng trong quá trình thi công.

Do độ ẩm của môi trường cao, thời tiết mưa nhiều khiến cho khu vực ô văng thường xuyên phải chịu tác động của một lượng lớn nước mưa dẫn đến tình trạng ẩm mốc, nứt gãy hoặc thấm dột,…

Không thực hiện trét keo lên đinh vít khiến hơi ẩm và nước bị ứ đọng gây nên tình trạng ngấm nước, thấm dột.

Bề mặt ô văng bị nứt gãy do không kiểm tra thường xuyên hoặc bảo dưỡng kém, sử dụng nhiều chất phụ gia, vật liệu kém co giãn,…

Chống thấm ô văng là một công việc quan trọng vì nó không những giúp kéo dài tuổi thọ của khu vực ô văng nói riêng và căn nhà nói chung, việc chống thấm còn giúp giảm rõ rệt tình trạng ẩm mốc, những vết nứt gãy của bề mặt công trình.

>> Gợi ý cho bạn:

2. Một số phương pháp chống thấm ô văng một cách đơn giản mà hiệu quả

2.1. Chống thấm ô văng bằng màng chống thấm Bitum

Đây là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm nổi bật như:
Có độ đàn hồi cao, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ từ môi trường và có khả năng chịu tải trọng lớn.
Mức giá khá hợp lý, phù hợp với hầu hết mọi người tiêu dùng.
Với khả năng bám dính cực tốt, màng chống thấm Bitum giúp ngăn chặn nước và hơi ẩm xâm nhập vào kết cấu của bề mặt công trình.
Mang lại hiệu quả chống thấm hoàn hảo, có khả năng chịu được áp suất lớn từ môi trường xung quanh.

Quy trình chống thấm bằng màng chống thấm Bitum:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt ô văng.

Bước 2: Trải màng chống thấm Bitum lên bề mặt thi công và cắt theo kích thước bản vẽ của ô văng.

Bước 3: Thực hiện bóc lớp giấy lót và dán màng, ép phẳng màng lên bề mặt bằng cách sử dụng con lăn.

Bước 4: Tiến hành trát vữa bảo vệ lên lớp màng.

Bước 5: Ngâm thử nước rồi nghiệm thu công trình.

Chống thấm ô văng bằng màng chống thấm Bitum

2.2. Chống thấm ô văng bằng sơn chống thấm:

Với nhiều ưu điểm và tiện dụng khi sử dụng như: Có độ che phủ hoàn hảo, xử lý được nhiều vết nứt nhỏ, mang tới giá trị thẩm mỹ cao cho công trình, hay có độ đàn hồi đạt tối ưu, chịu được sự co giãn của bề mặt thi công… thì việc sử dụng sơn chống thấm cho ô văng đang nhận được nhiều sự tin tưởng từ người dùng.

Quy trình chống thấm ô văng bằng sơn chống thấm:

Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh bề mặt ô văng.

Bước 2:  Để tạo độ kết dính giữa bề mặt ô văng và lớp sơn phủ ta nên sử dụng lớp sơn lót.

Bước 3: Quét ít nhất 2 lớp sơn lên bề mặt (mỗi lớp cách nhau 4-5 giờ).

Bước 4: Ngâm với nước để kiểm tra lại hiệu quả chống thấm và nghiệm thu công trình.

 Chống thấm ô văng bằng sơn chống thấm.

2.3. Chống thấm ô văng bằng Sika:

Có thể nói phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay vì những công dụng như: Có thể thi công một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn, dễ dàng bay hơi, không có mùi khó chịu, an toàn với sức khỏe của người dùng, độ bền tương đối cao mà mức giá vô cùng hợp lý.

Quy trình chống thấm ô văng bằng Sika:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt ô văng.

Bước 2: Trộn các thành phần theo đúng hướng dẫn.

Bước 3: Tiến hành thi công 2-3 lớp Sika để có thể mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu (cách nhau khoảng 6 tiếng giữa mỗi lớp Sika).

Bước 4: Làm phẳng bề mặt thi công và hoàn thiện.

Bước 5: Nghiệm thu công trình chống thấm sau khi đã kiểm tra.

Chống thấm ô văng bằng Sika

Trên đây là một số thông tin về chống thấm ô văng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, hy vọng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn được biện pháp chống thấm ô văng thích hợp nhất cho công trình của mình nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm trần có mang lại hiệu quả cao không?

Bài liên quan

Nguyên nhân gây nghẹt đường cống nhà vệ sinh

Những mô hình dịch vụ vệ sinh nhà phổ biến nhất hiện nay

Phạm Văn Ngọc

Làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử sau bao lâu thì được sử dụng?