Tin tức

Cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn giản

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sử dụng thay thế cho các loại sổ đỏ, sổ hồng theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Chúng gắn liền với các tài sản liên quan tới đất của chủ sở hữu. Vì vậy, tình trạng làm giả giấy chứng nhận xuất hiện ngày càng nhiều nên chủ sở hữu đất hoặc nhà ở gắn liền đất nắm rõ Cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của chính mình.

Vậy cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào là chính xác? Cùng YouHomes tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Một số cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật mới Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 77/2009/TT-BTNMT không còn phân biệt rạch ròi giữa sổ đỏ và sổ hồng như trước.

Giấy chứng nhận này do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trên phạm vi toàn quốc đối với tất cả các loại đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ đỏ và sổ hồng được thống nhất thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay có rất nhiều cách có thể tra cứu thông tin của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số cách có thể kể đến như:

  • Tra cứu thông tin thông qua mẫu giấy chứng nhận,
  • Tra cứu thông tin thông qua mã vạch của giấy chứng nhận,
  • Gửi đơn xin cấp trích lục giấy chứng nhận lên các cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên trong bài viết dưới đây chỉ đề cập tới cách tra cứu giấy chứng nhận thông qua các thông tin được ghi trên giấy.

Cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn giản

Đối với loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không quá khó khăn để bạn tra cứu thông tin trên đó. Với loại tài sản lớn như bất động sản thì việc kiểm tra nên được tiến hành cẩn thận để tránh việc rắc rối hoặc bị lừa đảo. Vậy kiểm tra như thế nào?

Thứ nhất, tra cứu thông tin của chủ sở hữu đất

Vì chủ sở hữu đất là người có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ với miếng đất nên mọi giao dịch có liên quan đến miếng đất này đều phải có mặt và mang đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tin của chủ sở hữu miếng đất đó sẽ được ghi rõ trong giấy chứng nhận. Chủ sở hữu có thể là cá nhân, vợ và chồng, có thể là tổ chức, hộ gia đình. Trong trường hợp đất có chủ sở hữu từ 2 người trở lên sẽ được ghi rõ tên từng người trong giấy chứng nhận.

Thứ hai, tra cứu thông tin nhà đất

Các thông tin về thửa đất như diện tích, sơ đồ, vị trí, số thửa đều được ghi theo số hiệu của từng thửa đất trên bản đồ. Bạn cần phải nắm rõ, xem xét kỹ để tránh sai lệch thông tin hoặc các thông tin chưa chuẩn để điều chỉnh lại kịp thời.

Khi xem xét bạn nên nhìn vào địa chỉ của thửa đất đó bao gồm các thông tin về số nhà, tên đường, tên của đơn vị hành chính thuộc cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh,… Xem xét càng kỹ càng giúp bạn kiểm tra được chính xác thông tin về hồ sơ của miếng đất trong thông tin địa chính của xã, phường.

Thứ ba, tra cứu diện tích thửa đất

Nếu bạn chỉ mua đất không thì việc kiểm tra sẽ diễn ra đơn giản hơn, chỉ cần đo đạc kỹ lưỡng để xem diện tích của miếng đất có giống như trong giấy chứng nhận hay không. Thường giấy chứng nhận sẽ ghi diện tích đất thuộc quyền sở hữu của chủ chủ sở hữu. Diện tích thửa đất thường được làm tròn tới 1 chữ số thập phân.

Kiểm tra và xem xét kỹ diện tích thực tế, tránh việc thiếu hụt hoặc bị lấn chiếm hay diện tích như chủ sở hữu nói là vẫn nằm trong sổ. Tuy nhiên thực chất nó không được ghi trong giấy chứng nhận.

Thứ tư, tra cứu mục đích sử dụng đất

Mục đích sử dụng đất là một trong những vấn đề quan trọng bạn cần phải quan tâm đến. Vì giấy chứng nhận được cấp sẽ ghi rõ thửa đất của bạn là loại đất gì nên bạn cần phải quan tâm đến để xem đó có phải là đất ở hay đất nông nghiệp. Mục đích của thửa đất đó được ghi rõ trong sổ địa chính và có tên gọi cụ thể là thuộc nhóm đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp.

Thứ năm, tra cứu thời hạn sử dụng đất

Bạn cũng nên lưu ý đến việc tra cứu về thời hạn sử dụng đất trong giấy chứng nhận để có kế hoạch sử dụng cho phù hợp. Nếu giấy chứng nhận có thời hạn sử dụng sẽ ghi là “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/…”, tức là sẽ ghi thời gian sử dụng của thửa đất đó đến ngày tháng năm nào. Nếu giấy chứng nhận không thời hạn sẽ ghi là “lâu dài”. Đối với thửa đất có thêm vườn, ao nhưng đất ở chỉ được công nhận là 1 phần của thửa đất đó thì sẽ có thời hạn sử dụng cho từng mục đích sử dụng.

Kiểm tra về thời hạn sử dụng đất của sổ cùng các vấn đề khác rồi đối chiếu với thông tin sổ địa chính của phường, xã.

Bạn cần tra cứu rõ 5 thông tin nêu trên và đối chiếu lại với sổ địa chính của phường, xã để tránh bị lừa lọc. Tình trạng làm giả giấy chứng nhận hiện nay rất nhiều nên bạn cần đề cao cảnh giác để tránh bị lừa.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét thêm về nguồn gốc đất là đất nhà nước cho thuê có trả tiền, không thu tiền sử dụng hay trả tiền 1 phần vì nó ảnh hưởng tới quyền lợi của bạn  trong trường hợp bị thu hồi đất.

Xem thêm Hướng dẫn cách tra cứu thông tin sổ đỏ, sổ hồng online tại đây.

Trên đây là những toàn bộ thông tin về cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà YouHomes chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tự kiểm tra được giấy chứng nhận của mình một cách dễ dàng!

Xem thêm: Phân biệt hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy và hóa đơn giấy

Nội dung nào không bắt buộc có trên hóa đơn GTGT?

Bài liên quan

Những tiện ích nhà chung cư mà gia chủ nên biết khi chọn mua

Tránh “rước họa vào thân”, đừng làm điều này khi dùng ấm đun siêu tốc Lock&Lock

Phạm Văn Ngọc

Lợi ích khi áp dụng hóa đơn điện tử đối với hộ  kinh doanh

Để lại bình luận